Du lịch chăm sóc sức khỏe (Medical tourism) là gì?
Thái Lan tập trung phát triển du lịch chữa bệnh
Những lý do để Malaysia trở thành Điểm đến du lịch y tế của năm
Đài Loan quảng bá du lịch y tế tại Việt Nam
Liệu pháp tế bào gốc điều trị bệnh nan y
Du lịch chăm sóc sức khỏe là gì?
Du lịch chăm sóc sức khỏe hay du lịch chữa bệnh, du lịch y tế (Medical tourism) là một loại hình du lịch mới, nở rộ vài năm trở lại đây. Đây cũng là một thuật ngữ thường được các hãng du lịch và phương tiện truyền thông dùng để giới thiệu về các gói/tour đưa khách đi du lịch nước ngoài với mục đích chính là nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như: Phẫu thuật tổng hợp đặc biệt như thay khớp nối (đầu gối/hông), phẫu thuật tim, nha khoa và phẫu thuật thẩm mỹ; Điều trị bệnh ung thư, bệnh liên quan tới não, thậm chí là liệu pháp tế bào gốc…
Những điểm đến du lịch chữa bệnh nổi tiếng nhất trên thế giới bao gồm: Malaysia, Brunei, Cuba, Colombia, Hồng Kông, Hungary, Ấn Độ, Do Thái, Jordan, Litva, Philippines, Singapore, Nam Phi, Thái Lan, Mỹ, Canada và UAE...
Các hoạt động du lịch thông thường cũng xuất hiện trong nhiều chuyến du lịch chăm sóc sức khỏe
Rủi ro
Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có phương thức hoạt động và những cách tiếp cận dịch vụ du lịch chữa bệnh khác nhau. Những người thực hiện cũng như khách hàng sử dụng các kênh không chính thức như hợp đồng thông qua các phương tiện truyền thông, với ít quy định hoặc giám sát về mặt luật pháp để đảm bảo chất lượng cũng như ít sự hỗ trợ cho việc bồi thường chính thức nếu cần.
Du lịch chữa bệnh đem lại một số rủi ro mà các ca thực hiện trong nước không gặp phải. Khi có những biến chứng phát sinh, bệnh nhân có thể không được bảo hiểm hoặc không thể tìm kiếm những khoản bồi thường thông qua các vụ kiện. Việc dịch chuyển tới các quốc gia khác tiềm ẩn khả năng bản thân bệnh nhân sẽ bị lây những loại bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là những bệnh lây qua đường ruột (viêm gan A, lỵ amíp, phó thương hàn), Ebola, Zika... Đi du lịch ngay sau khi phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ biến chứng. Ví dụ, các vết sẹo sẽ thâm hơn và dễ phát hiện hơn nếu bệnh nhân phơi nắng trong quá trình phục hồi. Những chuyến bay dài sẽ tác động rất xấu với những người có vấn đề về tim (nghẽn mạch) và hô hấp.
Du lịch tế bào gốc
Thời gian gần đây, dịch vụ du lịch tế bào gốc (stem cell tourism) đang được đẩy mạnh và quảng cáo rầm rộ là “bước đột phá trong điều trị các bệnh nan y”. Trên Tạp chí Science Translational Medicine, một nhóm chuyên gia quốc tế hàng đầu đã kêu gọi cần phải có quy định chặt chẽ hơn về loại hình du lịch này. Điều này bao gồm việc các bệnh nhân đi du lịch đến các nước khác (nhất là những nơi có quy định y tế ít nghiêm ngặt) để điều trị bệnh với các liệu pháp có khả năng “không an toàn”.
Hiện có hàng trăm trung tâm y tế trên khắp thế giới đang cung cấp các liệu pháp liên quan đến việc cấy ghép các tế bào gốc - mà họ cho là có khả năng sửa chữa các tế bào “bị hỏng, bị bệnh”. Các trung tâm này quảng cáo phương thức điều trị cho một loạt các vấn đề sức khỏe - hầu hết là các bệnh mạn tính, bao gồm đa xơ cứng và bệnh Parkinson.
Thông thường, các liệu pháp này được quảng cáo trực tiếp cho bệnh nhân với lời hứa “chữa khỏi bệnh hoàn toàn”. Tuy nhiên, khách hàng sẽ không được cung cấp các bằng chứng cho thấy rằng phương pháp điều trị này “đáng đồng tiền bát gạo” hoặc sẽ không gây hại cho sức khỏe.
Nhóm chuyên gia cho rằng, thực hành các liệu pháp này có nguy cơ làm suy yếu sự phát triển của các liệu pháp trị bệnh đã được kiểm nghiệm nghiêm ngặt, được công nhận và cò thể đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, cần phải quy định chặt chẽ hơn về việc quảng cáo liệu pháp tế bào gốc. Các nhà chức trách trên thế giới cũng cần thống nhất các tiêu chuẩn quốc tế để sản xuất và thử nghiệm phương pháp trị liệu bằng tế bào. Nhóm kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng tế bào và mô trong lâm sàng như đối với thuốc và các thiết bị y tế.
TS. Sarah Chan - Hiệu trưởng Đại học Edinburgh (Scotland) giải thích: “Có thể nhiều bệnh nhân cảm thấy rằng các liệu pháp chữa bệnh tiềm năng đang bị cản trở bởi các quy trình phê duyệt, cấp phép phức tạp. Tuy nhiên, sự phiền toái này chính là các thủ tục cần thiết để bảo vệ chính bệnh nhân khỏi các rủi ro tiềm ẩn”.
Rõ ràng, liệu pháp tế bào gốc mang lại rất nhiều hứa hẹn nhưng vẫn cần phải thực hiện các thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt và các quy trình điều chỉnh để xác định xem liệu rằng chúng có an toàn, hiệu quả và tốt hơn các phương pháp điều trị hiện có hay không.
Như đã biết, một số loại cấy ghép tế bào gốc - chủ yếu là các tế bào gốc máu và tế bào da - đã được phê duyệt để điều trị một số loại ung thư nhất định và cấy ghép da cho bệnh nhân bị bỏng nặng. Các phương pháp điều trị này đã được thử nghiệm nghiêm ngặt trong các thử nghiệm lâm sàng.
Bình luận của bạn